Nền tảng mạng xã hội đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc lan tỏa tin tức về mức độ lây bệnh của COVID-19. Những nền tảng này mang trọng trách trách nhiệm lớn và quyền hành chủ yếu trong việc chia sẻ thông tin chính thống. Trong đó, nhiều nền tảng xã hội đang nhanh chóng giúp đỡ trong mọi khả năng có thể, bao gồm cả việc quyên góp ủng hộ những tổ chức cứu trợ, lập tức ngăn chặn tin giả gây hoang mang và đưa ra lời khuyên cho những doanh nghiệp gặp khó khăn.
Bên cạnh đó, mạng xã hội không chỉ mang trọng trách đưa ra những biện pháp để người dân nâng cao ý thức tình hình về sự nghiêm trọng mà còn chống lại sự sai lệch tin tức giữa cơn đại dịch
Cũng như bao nhãn hàng đã bắt tay vào việc giúp đỡ nhân viên hay cộng đồng trong ngành của mình, mạng xã hội cũng góp sức bằng rất nhiều cách. Đây là những phát kiến mà mạng xã hội đang thực hiện để giúp đỡ cộng đồng:
Facebook chống lại tin tức sai lệch về vi rút Corona
Facebook cùng với người sáng lập Mark Zuckerberg đã trở thành trung tâm của sự chú ý kể từ khi cơn đại dịch vừa xảy ra. Trang mạng đã đưa ra biện pháp mạnh mỗi tháng để dẹp bỏ tin tức sai lệch cho 2.5 tỉ người tham gia.
Những nỗ lực tiếp nối đã được tạo ra ở quy mô toàn cầu để những đối tác đa quốc gia giúp đỡ Facebook xác nhận thông tin chính thống. Người dùng Facebook cũng được khuyến khích trong việc báo cáo những bài viết đáng ngờ. Bên cạnh cách này, Facebook còn ưu tiên trên trang chủ những nguồn tin đáng tin cậy như là Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và của các tác giả tùy từng khu vực.
Khi mọi người đang dần biến mạng xã hội thành nơi để cập nhật những sự kiện mới nhất, việc thực hiện nghiêm túc những sáng kiến để chống lại tin giả là vô cùng quan trọng.
WhatsApp cho ra đời trung tâm thông tin về COVID-19
Để chiến đấu lại thông tin sai sự thật, WhatsApp đã dẫn đầu trong việc cung cấp cho người dùng không gian cập nhật tin tức nhanh nhất về COVID-19. Trang mạng sở hữu bởi Facebook này cũng cộng tác với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc( UNICEF), Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc(UNDP) cho ra mắt trung tâm thông tin về COVID-19. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đưa ra phần mềm trả lời tự động để cảnh báo người dân về sự nguy hiểm của vi rút Corona.
Instagram đẩy mạnh khuyến cách li xã hội.
Instagram cũng đang thực hiện các biện pháp chặt chẽ để ngăn chặn sự lan truyền thông tin sai lệch bằng cách ưu tiên thuật toán trang chủ của họ để ủng hộ các nguồn thông tin đáng tin cậy. Họ cũng đã nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của đại dịch bằng cách cấm tìm kiếm các hiệu ứng AR liên quan đến coronavirus.
Tuy nhiên, ưu tiên chính của Instagram, trong đại dịch là khuyến khích sự tự cô lập. Trang mạng tung ra nhãn dán “Stay Home” (hãy ở nhà) và tạo ra cách kết nối mới cho bạn bè bao gồm cả việc tạo ra cách mới cho bạn bè cùng lướt Instagram với nhau thông qua video chat (trò chuyện video).
Bằng những việc này, Instagram đang vận động xu hướng tránh xa chỗ công cộng và khuyến khích người dùng cùng làm nổi bật điều này trên trang cá nhân của họ. Tính năng này đã được người dùng hưởng ứng gần như đánh sập máy chủ nền tảng này.
Messenger tiếp cận các cơ quan chính phủ.
Sau khi Mark Zuckerberg thông báo Messenger đạt gấp đôi lưu lượng truy cập thông thường, rõ ràng là cần thực hiện nhiều điều để ngăn chặn nơi đây khỏi phát tán các thông tin giả. Messenger thông báo rằng họ đang cung cấp cho các cơ quan chính phủ các công cụ phát triển miễn phí và khởi chạy hackathon (sự kiện thi lập trình) để tìm ra cách các nhà phát triển có thể tạo để chống tin giả trong messenger.
UNICEF, cũng như Bộ Y tế Pakistan và Afghanistan, đã nhanh chóng sử dụng các trang mạng như Messenger để cải thiện giao tiếp với công chúng.
Những điều này có thể rất quan trọng vì tất cả các tổ chức có thẩm quyền đang nhìn thấy một sự gia tăng lớn các nghi vấn trên phương tiện truyền thông xã hội. Mọi người đang tìm hiểu để biết thêm thông tin, sự thật và trợ giúp. Các thông tin này tới được với công chúng giờ đây là quan trọng hơn bao giờ hết.
Twitter “chăm sóc” cho người dùng của họ.
Giống như các nền tảng mạng khác, Twitter đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về số lượng người dùng. Số lượng người dùng hoạt động trên nền tảng trong ba tháng đầu năm 2020 tăng 23% so với cuối năm 2019.
Để bảo vệ người dùng khỏi thông tin sai lệch, Twitter đang cấm tweet nào có thể ảnh hưởng đến sự lây lan của virus. Ngoài ra, Twitter đã tổ chức lại quy trình xác minh hồ sơ của mình để đánh dấu tất cả các tài khoản có thể cung cấp thông tin đáng tin cậy cho công chúng bằng biểu tượng dấu màu xanh đặc trưng.
Sự gia tăng của người dùng trên Twitter chứng tỏ rằng mọi người đang chuyển sang các nền tảng truyền thông xã hội để cập nhật những thông tin mới nhất hoặc để giải trí trong khi tự cách li. Nỗ lực của twitter để giữ cho luồng thông tin về bệnh dịch đáng tin cậy là vô cùng quan trọng vì các tài khoản giả mạo có thể xuất hiện và truyền bá tin tức giả gây hoảng loạn.
Twitter cũng không quên về các trang kinh doanh của mình. Nền tảng này cung cấp một số lời khuyên cho các công ty bị mắc kẹt giữa cuộc khủng hoảng toàn cầu chưa từng có này.
LinkedIn cố gắng hoạt động như bình thường
Vì một số hội nghị chuyên nghiệp lớn đã bị hủy bỏ, từ SXSW đến Adobe Summit 2020, LinkedIn đã mở rộng thêm để giúp các công ty tiếp cận người dùng toàn cầu.
Ngoài ra, nền tảng cung cấp mạng lưới làm việc chuyên nghiệp này đã mở khóa 16 khóa học cho người dùng có thể truy cập miễn phí. Các khóa học chủ yếu bao gồm các chủ đề về làm việc từ xa và bao gồm các hướng dẫn về một số công cụ họp ảo (ví dụ: Microsoft Teams, BlueJeans, Zoom).
LinkedIn cũng đang giúp đỡ những doanh nghiệp không biết cách phản ứng với tình hình dịch bệnh toàn cầu này bằng cách ra mắt các mẹo về những gì có thể đăng trong đại dịch.
Trang mạng đang cố gắng hết sức để giảm bớt sự mới lạ của làm việc trực tuyến, kết nối từ xa, điều này rất phù hợp với tất cả các doanh nghiệp đang cố gắng giữ việc kinh doanh tiếp tục ngay cả khi xảy ra đại dịch.
TikTok làm việc với WHO và tổ chức sự kiện phát trực tiếp hàng ngày.
Với lượng khán giả đông đảo ở châu Á, TikTok đã sớm đưa ra tuyên bố từ chối trách nhiệm tìm kiếm thông tin COVID-19 đáng tin cậy trên tất cả các video có tài liệu tham khảo về vi-rút. Do đó, nền tảng này đang hợp tác chặt chẽ với WHO, bao gồm việc tổ chức các buổi livestream – nơi người dùng có thể đặt câu hỏi trực tiếp cho các chuyên gia y tế. Nhưng để giữ cho cộng đồng của họ vẫn được giải trí và tham gia trong thời gian bị cô lập, TikTok cũng đã tổ chức các buổi livestream #HappyAtHome hàng ngày với các tên tuổi như Arnold Schwarzeneger, Alicia Keys và DJ Khaled. Giải trí đã là một công cụ thiết yếu để nâng đỡ tinh thần người dân trong đại dịch. TikTok hiểu được vai trò của mình trên mặt trận đó và đã cố gắng hết sức để kết hợp nhẹ nhàng nội dung giáo dục vào để giữ cho khán giả cảnh giác với những gì xảy ra xung quanh họ.
Tiếp tục hợp tác với WHO, TikTok cũng đã cam kết quyên góp 10 triệu đô la cho các nỗ lực cứu trợ của WHO COVID-19.
YouTube loại bỏ quảng cáo có nội dung liên quan đến vi rút Corona.
YouTube cũng đang đầu tư rất nhiều nỗ lực để chống lại sự lan truyền của thông tin sai lệch. Những video khuyên mọi người chữa vi rút tại nhà thay vì tìm kiếm sự trợ giúp y tế chỉ là một ví dụ trong những nội dung bị xóa khỏi nền tảng.
Ngoài ra, tất cả các video xung quanh COVID-19 đã được gỡ bỏ, có nghĩa là không có quảng cáo nào được đặt xung quanh các video này. Nhìn thấy sự gia tăng trong việc sử dụng Youtube, trang mạng cũng đã chuyển phát lại video sang định nghĩa tiêu chuẩn theo mặc định vì các mạng trên toàn thế giới đã bị tắc nghẽn do số lượng người dành thời gian trực tuyến. YouTube là một tài nguyên nổi tiếng về các mẹo và giải pháp nhanh chóng, vì vậy việc theo dõi nội dung đang được xuất bản trên nền tảng là vô cùng quan trọng. Hủy nút kiếm tiền trong các video về vi rút corona để chắc chắn loại bỏ động lực để mọi người làm video với nỗ lực kiếm tiền nhanh chóng trong chủ đề xu hướng này.
Đối với các nhà tiếp thị, đây cũng là một tin tốt, bởi vì không ai muốn sản phẩm hoặc dịch vụ của họ được quảng bá bên cạnh các quảng cáo video gây khó chịu.
Snapchat ra mắt tài nguyên sức khỏe tinh thần
Trong những tin tức gần đây, Millennials( thế hệ sinh năm 1981 – 1996 ) và Gen Z(1997 – 2012) là những thế hệ chính sử dụng Snapchat, đã bị các cơ quan y tế chỉ trích vì xem nhẹ vi rút Corona. Do đó, Snapchat đang thực hiện các bước để nâng cao nhận thức của họ về vấn đề này – và hy vọng họ sẽ hành động.
Chiến dịch đưa tin đó bao gồm cả “Here For You” (ở đây vì bạn), một nguồn tài nguyên có sẵn cho sức khỏe tinh thần người tiêu dùng. Ở đây người dùng có thể tìm kiếm nội dung từ chuyên gia ở các chủ đề như sức khỏe tinh thần, nỗi lo lắng, trầm cảm, tự tử.
Một cách độc đáo khác mà Snapchat đã kết hợp nội dung giáo dục vào nền tảng là thông qua các miếng dán bitmoji, nhắc nhở mọi người không chạm vào mặt họ và khuyến khích mọi người ở nhà. Và còn có “Tin tức mới nhất mới nhất về Corona” được ghim lên đầu trang “Discover”: tin tức cập nhật nhất và thực tế nhất về cơn đại dịch. Nền tảng mạng này cũng đã đưa ra một con đường sáng tạo hơn để đưa thông tin có giá trị đến nhiều đối tượng hơn với bài kiểm tra tương tác kiểm tra kiến thức của người dùng về các đặc điểm cốt lõi của vi rút Corona.
Lược dịch từ SocialBakers